Chăm sóc gà chọi thay lông đòi hỏi người chăn nuôi phải thực hiện theo một giai đoạn cụ thể. Trong giai đoạn này, gà rất dễ bị yếu hoặc tăng cần có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của gà. Vì vậy, mọi người cần biết tới một quy trình cụ thể để chăm sóc sao cho đảm bảo gà trải qua giai đoạn thay lông tốt nhất. Bài viết bên dưới đây sẽ chia sẻ tới mọi người thật chi tiết.
Gà chọi thay lông là như thế nào?
Để chăm sóc gà chọi thay lông thì mọi người cần phải biết gà của mình có đang ở giai đoạn đó không. Theo như các chuyên gia, việc nhận biết gà chọi thay lông không phải là một điều đơn giản bởi đôi khi mọi người sẽ nhầm lẫn gà đang mắc bệnh khác. Quy trình thay lông của gà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố đặc biệt nó có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng.
Gà chọi thay lông là như thế nào?
Thời điểm thay lông thông thường sẽ diễn ra vào tầm tháng 6 và tháng 7 âm lịch. Trong khoảng thời gian này, gà rất cần tới sự chăm sóc đặc biệt đó là phải đảm bảo chất dinh dưỡng đầy đủ cho gà. Sau quá trình thay lông, gà sẽ trở nên khỏe mạnh với một bộ lông mới mượt mà hơn.
Cách chăm sóc gà chọi thay lông theo từng giai đoạn
Khi gà bước vào giai đoạn thay lông chúng thường sẽ yếu hơn mọi ngày. Cơ thể sẽ mệt mỏi thậm chí có một số trường hợp chán ăn. Nếu như mọi người không biết rất có thể anh em sẽ nghĩ gà đang mắc bệnh. Trên thực tế, mọi người cần quan sát thật kỹ thì mới có thể phát hiện là chúng đang bước vào giai đoạn thay một bộ “áo khoác” mới. Dưới đây sẽ là toàn bộ quy trình chăm sóc gà chọi thay lông cụ thể.
Giai đoạn 1: Gà bắt đầu ở giai đoạn thay lông
Tại giai đoạn này, mọi người nên cho gà cho thời gian nghỉ ngơi. Tuyệt đối không được mang gà chọi vào các đấu trường bởi như vậy sẽ khiến chúng bị tiêu tốn sức lực. Thay vào đó, người chăn nuôi có thể tắm cho gà vào các buổi trưa hàng ngày sau đó lâu khô bằng khăn mềm để chúng cảm thấy dễ chịu hơn.
Gà bắt đầu ở giai đoạn thay lông
Chăm sóc gà chọi thay lông ở giai đoạn 1, anh em cần thay đổi khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng cho gà sao cho hợp lý. Hãy tăng khẩu phần rau xanh và nên giảm bớt đi phần lúa gạo hàng ngày. Theo như mẹo của các chuyên gia chăn nuôi, mọi người hãy rút 3 cái lông đầu ở hai bên cánh và 2 lông đuôi của gà.Tiếp đến, anh em cần cho gà ăn đậu phộng và mồi cứ ba ngày một lần. Khẩu phần ăn này sẽ kích thích rụng lông ở gà chọi đẩy nhanh tiến trình thay lông.
Giai đoạn 2: Chăm sóc gà chọi thay lông trong giai đoạn mọc lông mới
Tại giai đoạn 2, gà sẽ bắt đầu mọc những sợi lông mới. Đây được coi là giai đoạn cực kỳ quan trọng vì vậy quy trình chăm sóc sẽ quyết định một phần về lông đẹp hay lông xấu. Trong giai đoạn này, anh em hãy giảm khoảng 2/3 khẩu phần ăn của gà so với ngày thông thường. Đặc biệt hãy bổ sung thật nhiều rau xanh bởi đây là thực phẩm không thể thiếu giúp gà khỏe mạnh hơn.
Thêm vào đó, trong quy trình chăm sóc gà chọi thay lông, cứ 2 ngày anh em sẽ cho gà uống một viên dầu cá nhằm bổ sung đạm giúp lông mượt hơn. Sau một tuần mọi người sẽ cho gà ăn trứng một lần hoặc thịt nạc nhỏ. Ở giai đoạn này không nên tiến hành tắm cho gà thường xuyên mà thay vào đó cứ khoảng 2 - 3 ngày hãy tắm một lần.
Giai đoạn 3: Giai đoạn gà bị khô lông
Không phải chú gà nào cũng gặp phải tình trạng khô lông tuy nhiên đa số gà chọi thường sẽ bị khô lông và đặc biệt chúng tăng cân rất nhanh. Chăm sóc gà chọi thay lông ở giai đoạn này, mọi người nên tắm cho gà 1 lần 1 tuần để kích thích lông ra nhiều hơn đồng thời giúp lông mượt hơn. Lưu ý rằng chỉ nên tắm cho gà khi trời nắng, nếu như trời lạnh anh em có thể dời sang hôm khác, hãy nhớ lau cho gà bằng khăn mềm.
Giai đoạn gà bị khô lông
Đây là giai đoạn cuối cùng, mọi người hãy chờ đợi gà mọc hết lông sau đó hãy thực hiện tỉa bớt lông ở vị trí đầu để gà có thể giải nhiệt khi thời tiết quá nóng. Thường xuyên chải lông cho gà để đảm bảo lông giữ nguyên được độ mượt.
Xem thêm: Chia Sẻ Quy Trình Chăm Sóc Gà Theo Giai Đoạn Hiệu Quả
Lời kết
Chăm sóc gà chọi thay lông theo quy trình hướng dẫn ở trên sẽ giúp mọi người đảm bảo sức khỏe của đàn gà. Hy vọng qua bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích nhất tới cho anh em. Đừng quên ghé qua đây thường xuyên để nghiên cứu và tìm hiểu thêm các kiến thức chăn nuôi bổ ích nhé.