Trang chủ - Kiến Thức về Gà Đá - Các Bệnh Thường Gặp Ở Gà Chọi Và Giải Pháp Điều Trị

Các bệnh thường gặp ở gà chọi là một trong những nguyên nhân làm gục ngã các chiến kê của kê thủ. Nếu mọi người có kinh nghiệm và hiểu biết trong vấn đề này thì sư kê sẽ biết cách bảo vệ đàn gà của mình. Anh em có thể tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để tích lũy thêm kiến thức trị bệnh cho gà đá nhé!

Điểm tên các bệnh thường gặp ở gà chọi và cách điều trị

Các bệnh thường gặp ở gà chọi là điều mà nhiều sư kê quan tâm. Có nhiều bệnh khá nguy hiểm có thể "tấn công" chiến kê khiến gà nhanh chóng suy yếu và mất khả năng chiến đấu. Nghiêm trọng hơn có thể gây chết gà. Dưới đây là một vài căn bệnh phổ biến ở giống gà chọi và cách điều trị.

Bệnh tụ huyết trùng

Đây là căn bệnh phổ biến, thường gặp ở các giống gà chọi. Bệnh này thường xảy ra khi thời tiết giao mùa hoặc khi thời tiết có thay đổi đột ngột khiến chiến kê không kịp thích nghi. Đặc biệt, bệnh thường gặp ở gà từ 2 tháng tuổi trở lên. Bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi có 2 chủng với các dấu hiệu sau:

  • Thể cấp tính: Gà bỏ ăn, sốt cao, lờ đờ, lông không mượt. Mồng gà dần chuyển sang màu tím. Miệng chảy nhiều nước dãi và có thể ra máu.

  • Thể mãn tính: Gà sụt cân khá nhanh và có thể bị viêm khớp. Phân lỏng có chất bột màu vàng.

Để điều trị bệnh này ở gà, các sư kê hãy vệ sinh chuồng trại và dụng cụ ăn uống. Dùng các loại kháng sinh như Streptomycin, Enrofloxacin, Neomycin để điều trị. Muốn tăng sức đề kháng cho gà, anh em nên bổ sung chất điện giải, vitamin C và B-Complex.

Hiện nay trên thị trường chưa có thuốc nào đặc trị bệnh tụ huyết trùng ở gà. Vì vậy, anh em nên chủ động ngăn ngừa bệnh để tránh những tình huống xấu cho gà có thể xảy ra.


Bệnh tụ huyết trùng

Bệnh tụ huyết trùng

Cúm gia cầm

Đây là căn bệnh ám ảnh của người chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là gà chọi. Hiện tại, không có cách điều trị gà cho căn bệnh này. Hơn nữa, một khi đã mắc bệnh thì gà chỉ có thể tiêu hủy để tránh lây lan bệnh tật.

Dấu hiệu của bệnh cúm gia cầm thường gặp như: sốt cao, đầu gà sưng tấy, khó thở, mào chuyển sang màu tím. Tiêu chảy, phân có máu, xanh hoặc vàng, chân chảy máu.

Vì đây là bệnh chưa có thuốc điều trị nên anh em sư kê cần chủ động phòng ngừa. Luôn giữ gìn chuồng trại sạch sẽ để tránh dịch bệnh có thể xảy ra.

Các bệnh thường gặp ở gà chọi– Bệnh viêm phế quản 

Bệnh viêm phế quản ở gà chọi là do virus Coronavirus gây ra khi gà bị stress do trời lạnh và chế độ dinh dưỡng kém. Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh là: gà chán ăn, thở khò khè, hắt hơi liên tục, nằm túm tụm lại thành đàn dưới một nguồn nhiệt, lông cánh tả tơi,… Thời gian ủ bệnh là từ 18 tới 36 giờ.

Hiện nay, bệnh viêm phế quản ở gà chọi chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên sư kê có thể dùng thuốc đặc trị Sanfotofin để làm thông khí, giảm bớt khò khè, giãn phế quản. 

Anh em nên tách gà bệnh và gà khỏe ngay từ khi dấu hiệu của bệnh xuất hiện. Sử dụng các chế phẩm chuyên dụng để khử khuẩn chuồng trại. Tăng cường sức đề kháng cho gà chơi bằng cách bổ sung những loại vitamin và khoáng chất.

Dịch tả thường gặp ở gà chọi

Đây là loại bệnh thường xuyên mắc phải đối với các chiến kê hiện nay, gây tổn thất lớn về kinh tê cho anh em sư kê. Virus gây ra bệnh là loại virus Paramyxovirus serotype. Chúng sẽ lây lan qua đường hô hấp và tiêu hóa khi bị tiếp xúc với mầm bệnh.

Gà chọi sau khi nhiễm bệnh sẽ chết chỉ trong khoảng 3 cho tới 4 ngày tiếp theo. Biểu hiện là gà sẽ trở nên lờ đờ, yếu nhanh. Bên cạnh đó là không muốn ăn, bỏ bữa. Xù lông, mào gà trở nên tím,…

Khi đến giai đoạn bệnh nặng nhất thì gà sẽ bị liệt chân, cổ ngoẹo và quay vòng tròn. Hiện nay thuốc đặc trị cho căn bệnh này chưa có trên thị trường. Anh em chỉ có thể tiêm vacxin phòng bệnh và vệ sinh đảm bảo nơi ở sạch sẽ cho gà.


Dịch tả thường gặp ở gà chọi

Dịch tả thường gặp ở gà chọi

Các lưu ý quan trọng để hạn chế các bệnh thường gặp ở gà chọi

Sau đây là một trong những lưu ý cơ bản mà sư kê cần phải để tâm nhằm đảm bảo gà chiến phát triển tốt nhất:

  • Thường xuyên quan tâm và theo dõi những biểu hiện thất thường của gà chọi để kịp thời xử lý, ngăn chặn bệnh lây lan cho cả bầy gà.

  • Thực hiện tiêm các loại thuốc vacxin phòng bệnh cho gà đá.

  • Quy trình nuôi gà chọi cần thực hiện một cách đảm bảo khoa học

  • Vệ sinh chuồng chăn nuôi thường xuyên sạch sẽ. Mục đích là ngăn chặn các mầm bệnh có thể lây lan cho gà chiến.


Các lưu ý quan trọng để hạn chế các bệnh thường gặp ở gà chọi

Các lưu ý quan trọng để hạn chế các bệnh thường gặp ở gà chọi

Lời kết

Chúng tôi đã giới thiệu tất tần tật về các bệnh thường gặp ở gà chọi và cách khắc phục như thế nào là hiệu quả. Hy vọng qua bài viết vừa rồi sư kê đã có thêm thông tin để bảo vệ đàn gà tốt nhất.